CHIA SẺ

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

TRỒNG CÂY CHÈ XANH TRONG CHẬU

Thú vui tao nhã uống Chè Xanh tươi từ lâu đã được người dân biết đến và ngày càng được quan tâm. Không chỉ tại các vùng nông thôn vườn rộng mỗi nhà trồng từ một vài Cây Chè Xanh để cả nhà thưởng thức. Nhiều người dân ở thành phố cũng trồng Chè Xanh trong chậu để ở sân thượng, ban công.


Trồng Cây Chè Xanh trong chậu

Cây Chè Xanh có trồng trong chậu được không?

Đối với nhiều người yêu thích Cây Chè Xanh và muốn thưởng thức những ly Chè Xanh thơm ngon, hoàn toàn sạch thì việc trồng Chè Xanh trong chậu không khó.

Cây Chè (Camellia sinensis) loại cây bụi lưu niên, lá đẹp, có thể tạo dáng, vừa lấy lá làm nước uống, vừa là cây kiểng đẹp trong vườn nhà. Cây Chè Xanh cũng không cần nhiều diện tích, không cần không gian rộng. Bà con có thể trồng Cây Chè Xanh trong chậu bằng phương pháp hữu cơ, hoàn toàn không dùng phân hoá học, thuốc trừ sâu hoá học. Sau khoảng 2 năm sẽ thu được lá Chè Xanh sạch.


Cây Chè Xanh có sự thích nghi rộng

Hơn nữa, Cây Chè Xanh có sự thích nghi rộng, là cây ưa sáng nên trồng được ở vùng nóng, ưa sáng. Tuy nhiên, khi cây còn nhỏ Bà con nên để nơi râm mát, có độ ẩm cao để cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Trồng và chăm sóc Chè Xanh trong chậu

Hiện nay có các Giống Chè được trồng phổ biến là Chè Sam, Chè Hạt, Chè TB14, Trà ô long…Bà con có thể lấy cây giống lúc còn nhỏ khi cây giống mới được ươm gieo khoảng 6-8 tháng tuổi để trồng, sau 2 năm mới bắt đầu hái lá. Muốn có thu hoạch sớm hơn, Bà con có thể lấy Cây Chè Xanh đã trưởng thành, bứng về cho vào chậu. Bà con chú ý tưới nước đầy đủ hằng ngày.


Trồng và chăm sóc Chè Xanh trong chậu

Chậu trồng Chè Xanh càng rộng cây càng nhiều nhánh xum xuê, lá càng nhiều. Bà con nên dùng đất Multi để trồng. Hàng tháng, Bà con bón phân trùn quế Tipa vào gốc, tưới gốc hàng ngày Chè Xanh sẽ sinh trưởng nhanh. Bà con chỉ cần sử dụng phân bón sinh học Trường Sơn Bio và Super Growth, tưới gốc 1 tuần 1 lần là đủ cho Chè ra cành và lá liên tục.

Bà con cần thường xuyên bấm ngọn để Chè đâm nhiều chồi mới, cây càng ngày càng đẹp. Bà con cũng chú ý đốn lửng một lần (70-75cm) để cây ra nhánh mới nhiều hơn mà cây không quá cao, tốt nhất là thực hiện vào đầu mùa mưa.

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

CÂY CHÈ XANH CÓ DÙNG LÀM CẢNH ĐƯỢC KHÔNG?

Thú chơi Cây Cảnh ngày càng đa dạng, bên cạnh những Cây Cảnh Truyền Thống thì Chè Xanh cũng được biến thể để trở thành một loại Cây Cảnh Bonsai đẹp dùng trong trang trí, như các loại Bonsai khác. Cây Chè Bonsai có những thế dáng đặc biệt và được uốn qua nhiều năm. Không ít gia đình ở thành phố đầu tư tiền để trồng cả Vườn Chè Xanh trên sân thượng vừa làm cảnh vừa làm đồ uống.


Cây Chè Xanh vừa làm cảnh vừa làm đồ uống

Chè Xanh làm cảnh thú vui tao nhã

Thưởng Chè ngắm cảnh đã là thú vui tao nhã của nhiều người, dù là cuộc sống bận rộn, mệt mỏi chỉ cần ngồi thư thái nhâm nhi cốc Chè Xanh ngắm cảnh sẽ giúp tinh thần thoải mái hơn.

Những người yêu Cây Kiểng đã tìm cách đổi mới Cây Chè Xanh, ý tưởng bó gốc Cây Chè Xanh thành Cây Bonsai xuất hiện. Qua nhiều năm Cây Chè Xanh trở thành gốc cổ thụ đẹp, có kiểu dáng rõ ràng, tỉa lá trở thành cây cảnh chưng trong sân vườn, sân nhà có dáng, thế rất đẹp.


Chè Xanh làm cảnh thú vui tao nhã

Chè là loại cây xanh lưu niên, dễ cắt tỉa, Đặc biệt vào mùa Hoa Chè nở những bống hóa mà trắng ánh vàng thoang thoảng mùi thơm rất dễ chịu.

Lưu ý khi chọn Cây Chè Xanh làm Cây Cảnh

Trồng Chè Xanh vừa làm cảnh vừa có lá chè tươi, sạch rất an toàn không lo bị phun thuốc sâu đang là thú vui của nhiều người từ nông thôn đến thành thị.

Tuy nhiên, trồng Chè Xanh làm cảnh không đơn thuần như trồng Chè Xanh lấy lá, hãm nước uống thông thường mà nó là cả một “ Quá trình” tạo hình nghệ thuật.


Lưu ý khi chọn Cây Chè Xanh làm Cây Cảnh

Những Cây Chè Xanh được dùng làm Cây Cảnh là những Cây Chè lớn tuổi từ >15 năm tuổi. Cây Chè Cảnh có lớn, vừa làm cảnh, vừa có thể lấy lá để pha trà….Cây Chè được bứng về chậu trồng tại nhà.

Những người ưa thích Cây Cảnh, Cây Bonsai sẽ phải chăm sóc tỉ mỉ, phải học cách cắt tỉa cành rồi tạo dáng. Bà con lưu ý Cây Chè Xanh càng lâu năm càng đắt tiền bởi dáng đẹp, Lá Chè hay Búp Chè của những Cây Chè đó pha nước uống cũng ngon hơn nhiều Lá Chè của những cây ít năm tuổi.

Vì thế, Tùy vào độ tuổi và thế của Cây Chè Xanh làm cảnh mà có giá bán khác nhau từ một triệu đến vài chục triệu đồng. Đặc biệt, Có những Cây Chè Cảnh cổ thụ có tuổi thọ tới 90 năm vẫn giữ được thế đẹp và cho Búp Lá rất bền đẹp.

CÁCH CHĂM SÓC CÂY CHÈ XANH

Chè Xanh loài Cây Công Nghiệp dài ngày, cây cho thu hoạch Lá Chè sau từ 4-5 năm trồng. Nếu được chăm sóc tốt Chè cho năng suất tối đa và có tuổi thọ khá cao lên đến 20 năm.Vì thế, Các kỹ thuật chăm sóc Cây Chè Xanh Bà con nhà vườn cần quan tâm và áp dụng đúng kỹ thuật.



Cách chăm sóc Cây Chè Xanh

Công việc chăm sóc Chè Xanh sau trồng chủ yếu là giặm cây con, tưới nước, làm cỏ, bón phân, phòng trừ cỏ dại và đặc biệt là đốn Chè phải được tiến hành qua nhiều giai đoạn.

Trồng giặm cây con và tưới nước sau trồng

Năm đầu tiên sau trồng, Vườn Chè Xanh không thể phát triển đồng đều được vì thế ta cần trồng giặm vào những khoảng trống, thay thế những cây còi cọc, kém phát triển, cây bị chết.

Thời vụ trồng giặm tốt nhất vào vụ xuân sớm (tháng 1-2) mưa nhỏ, đất vừa ẩm. Đối với đồi Chè lớn tuổi thì việc trồng giặm thường tiến hành vào tháng 8 –10 (phía Bắc), tháng 9 – 11 (phía Nam) vào cuối mùa mưa khi đất đủ ẩm.

Tưới nước: Cây con rất cần nước vì thế Bà con cần chú ý tưới cho Chè khi độ ẩm đất dưới 60% sức chứa ẩm đồng ruộng (vào các tháng hạn, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và các thời điểm hạn dài chính vụ quá 15 ngày). Bà con cần tưới theo phương pháp phun mưa bề mặt với vòi tưới di động hoặc cố định sẽ cho hiệu quả cao hơn các phương pháp khác.

Bón phân cho Cây Chè Xanh

Bón phân cho Chè Xanh sẽ chia làm nhiều giai đoạn bao gồm: Bón lót trước khi trồng, bón phân thời kỳ 3 năm đầu, bón phân thời kỳ kinh doanh, bón thúc hàng năm…


Bón phân cho Cây Chè Xanh

Trong quá trình bón phân đặc biệt là thời kỳ Cây Chè Xanh cho kinh doanh, Bà con cần kết hợp cuốc lật toàn bộ diện tích, đào rạch giữa hai hàng Chè sâu 20 đến 25 cm, rộng 25 đến 30 cm trước khi đốn chè, ép xanh cành lá Chè đốn hoặc chất xanh khác kết hợp bón phân hữu cơ 30 -35tấn/ha.

Các loại phân thường được sử dụng để bón là phân hữu cơ, MgSO4, NPK, phân lân…tuy nhiên tỉ lệ phân bón như thế nào thì Bà con cần hỏi ý kiến của cán bộ khuyến nông địa phương, bởi còn tùy vào điều kiện đất đai Bà con đang trồng là đất giàu hay nghèo dinh dưỡng. Vườn Chè Xanh là Vườn Chè mới hay đã lâu năm.

Phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh

Làm cỏ: Bà con cần thường xuyên và định kỳ loại bỏ cỏ dại trong Vườn Chè bằng cách xới cỏ đảm bảo cỏ sạch quanh năm trên hàng Chè. Đồng thời, Bà con có thể kết hợp trồng xen Cây Phân Xanh, Đậu Đỗ…để cải tạo đất.

Phòng trừ sâu, bệnh hại Chè bằng biện pháp tổng hợp, Bà con cần thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm để tập trung phòng trừ. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh thường là biện pháp canh tác (xới cỏ, vệ sinh Vườn Chè, bón phân, tạo tán đúng giai đoạn…); biện pháp sinh học (đảm bảo mật độ trồng Chè, trồng Cây Bóng Mát, trồng xen canh, cân bằng sinh thái Vườn Chè Xanh…); biện pháp hóa học ( phun thuốc theo dự tính, dự báo khi có sâu non hoặc khi Chè mới bị bệnh, không phun thuốc định kỳ)

Bà con dùng thuốc đúng chỉ dẫn về loại, liều lượng dùng đối với các đối tượng sâu, bệnh hại. Thời gian cách ly đảm bảo ít nhất 10 – 15 ngày mới được thu hái đọt Chè.

Đốn tạo hình, nâng cao năng suất Chè

Cây Chè Xanh khác với những loại cây khác, sản phẩm chính là Lá Chè vì thế việc đốn Chè có tác dụng đặc biệt hơn cả và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất Chè. Thời gian đốn Chè từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1 hàng năm.


Đốn tạo hình, nâng cao năng suất Chè

Đốn tạo hình: Việc này được tiến hành khi Cây Chè Xanh được 2-3 tuổi, Bà con tiến hành đốn thân và đến cành Chè mỗi năm 1 lần.

Đốn phớt: Hai năm đầu mỗi năm Bà con đốn trên vết đốn cũ 5 cm. Sau đó mỗi năm đốn cao thêm 3 cm, khi vết đốn dưới cùng cao 70cm so với mặt đất thì hàng năm chỉ đốn cao thêm 1cm so với vết đốn cũ. Tuyệt đối không cắt tỉa cành lá, đảm bảo độ che phủ, khép tán trên nương.

Đốn lửng: Những Đồi Chè Xanh đã được đốn phớt nhiều năm, vết đốn cao quá 90cm so với mặt đất, nhiều cành tăm hương, u bướu, búp nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng cách mặt đất 60 -65cm; hoặc Chè năng suất khá nhưng cây cao quá cũng đốn lửng cách mặt đất 70 – 75 cm.

Đốn đau: Những Đồi Chè Xanh được đốn lửng nhiều năm, cành nhiều mấu, cây sinh trưởng kém năng suất giảm rõ rệt thì đốn đau cách mặt đất 40 – 45cm.

Đốn trẻ lại:
Những Nương Chè già, cằn cỗi đã được đốn đau nhiều lần, năng suất giảm nghiêm trọng thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10 – 25 cm.

Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2017

CÁCH TRỒNG CÂY CHÈ XANH TỪ CÀNH

Chè Xanh là loài cây dài ngày, Vì thế việc lựa chọn giống Chè tốt, phù hợp và thực hiện đúng kỹ thuật trồng sẽ mang lại hiệu quả cao. Và một trong những phương pháp trồng Chè Xanh mang lại giá trị cao nhất chính là trồng Chè từ cành.


Cây Chè Xanh

Chọn giống

– Nên chọn Giống Chè có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và phù hợp với điều kiện của đất trồng.

– Chọn những Giống Chè có chất lượng cao và phù hợp với yêu cầu công nghệ trong chế biến hiện tại.

– Giống cần phải được nhân vô tính theo phương pháp Giâm Cành Chè trong túi bầu đất.

– Giống phải được trồng theo quy trình tiên tiến, thâm canh theo hướng tăng cường sử dụng phân hữu cơ và giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hoá học.


Chọn Giống Chè Xanh

Kỹ thuật trồng

– Chọn đất trồng: Đất để trồng Chè phải có tầng canh tác trên 80 cm, kết cấu đất tơi xốp, cần có mạch nước ngầm ở dưới mặt đất 100 cm, độ dốc bình quân dưới 25o; độ pH khoảng 4 – 6.

– Mật độ trồng:

+ Với giống tán nhỏ thì nên trồng dày, còn tán lớn thì phải trồng thưa.

+ Đất có độ dốc lớn thì trồng dày, còn độ dốc nhỏ thì trồng vừa phải.

+ Nếu canh tác thủ công thì có thể trồng dày còn dùng cơ giới phải lựa chọn mật độ thích hợp với tính năng của phương tiện.

+ Nếu trồng theo chu kỳ kinh doanh thu hồi vốn nhanh thì trồng chè với mật độ dày.



Kỹ thuật trồng Chè Xanh từ cành


– Cách trồng:

+ Trên rạch Chè đã bón sẵn phân lót và lấp đất, ta chỉ cần bổ hố rộng 20 cm, sâu 20 – 25cm, còn khoảng cách giữa các hố dày hay thưa là tuỳ theo yêu cầu về số lượng cây.

+ Bóc túi PE, vẫn giữ nguyên bầu đất và đặt bầu quay theo hướng thuận, lấp đất chặt xung quanh, rồi lấp một lớp đất tơi xốp kín lên trên mặt bầu 1 cm.

+ Sau khi trồng cần tủ cỏ rác theo rạch Chè rộng 40 cm và tưới nước cho Chè; thời vụ trồng thích hợp nhất là từ tháng 8 – 10.

– Chăm sóc Chè: Cần chú ý thường xuyên dọn vệ sinh để phòng trừ cỏ dại và tiêu diệt bọ hung gây hại rễ Chè.

Hy vọng rằng với phương pháp trồng Chè Xanh từ cành như trên sẽ giúp hiệu quả và năng suất cây trồng của nhà bạn được tăng cao.

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

CÁCH TRỒNG VÀ THU HOẠCH CHÈ XANH

Chè Xanh là một loài cây dài ngày, chỉ cần một lần trồng đã cho thu hoạch được 30 – 40 năm, vì vậy việc chọn được giống Chè Xanh tốt, phù hợp và áp dụng đúng kỹ thuật trồng, cách chăm sóc sẽ đem lại hiệu quả cao.


Chè Xanh là một loài cây dài ngày

Thời vụ trồng Chè Xanh

Trồng khi đất đã đủ ẩm hoặc sau khi mưa và trời râm mát. Ở miền Bắc tốt nhất là trồng vào tháng 8 – 10 (mưa ngâu) hoặc cũng có thể trồng vào tháng 2 – 3 (mưa xuân). Ở miền Nam thì trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 5 – 7. Nếu sau khi trồng mà gặp hạn thì cần phải tưới nước cho để Chè Xanh mau bén rễ.

Chọn đất trồng Chè Xanh

Khu vực đất trồng phải đảm bảo dốc thoải và thoát nước. Diện tích đẩt phải thoáng mát và không bị che bóng bởi các loài cây lá rộng. Ngoài ra, cần phải có mạch nước ngầm ở dưới mặt đất 100 cm. Vì lâu dài phải để cho cây chè hút nước và tự sống chứ không phải như cây cảnh cần tưới nước hàng ngày. Điểm lý tưởng nhất là đồi có độ dốc bình quân là dưới 25 độ và độ pH từ 4 – 6.

Đào hố trồng Chè Xanh


Đào hố trồng Chè Xanh

Đào các rãnh với kích thước rộng khoảng 30 cm và sâu 20 cm dọc theo các đường đồng mức, khoảng cách giữa các rãnh là khoảng 50 – 60cm. Cần bón lót thêm phân ủ vào hố ở những nơi đất xấu, ít dinh dưỡng. Trước khi trồng Chè Xanh cũng nên trồng rải rác các loài cây như keo dậu, muồng… Đây là các loại cây có tác dụng cải tạo đất và che bóng cho chè về sau.

Mật độ cây Chè Xanh

Mật độ trồng Chè Xanh phải tuân thủ theo nguyên tắc:
- Giống có tán nhỏ thì trồng dày, giống có tán lớn thì phải trồng thưa;
- Đất có độ dốc lớn thì trồng dày còn đất có độ dốc nhỏ thì trồng vừa phải.
- Nếu canh tác thủ công có thể trồng dày còn dùng phương tiện cơ giới thì phải chọn mật độ phù hợp với tính năng của máy

Cách trồng Chè Xanh

Trước tiên phải bóc túi P.E và giữ nguyên bầu đất, sau đó đặt cây Chè bầu vào hố và lấp đất chặt xung quanh bầu Chè Xanh. Tiếp theo, cần lấp một lớp đất tơi xốp lên trên bề mặt của hàng Chè Xanh. Sau khi trồng xong cần phải tủ cỏ rác theo rạch rộng 40 cm để giúp giữ ẩm, tăng mùn và hạn chế cỏ dại.

Cần lưu ý: bầu Chè Xanh đem trồng không được khô quá vì khi trồng bầu đất sẽ dễ vỡ ảnh hưởng xấu đến rễ của cây. Nhưng nếu như bầu đất quá ướt và bầu bị bóp chặt khi trồng thì sẽ gây bó rễ dẫn đến sinh trưởng kém và tỷ lệ cây bị chết cao.

Cách chăm sóc cây Chè Xanh

Sau 3 tháng Chè Xanh phát triển có thể cao đến 20 cm. Lúc này cần phải làm cỏ xung quanh cây và tiến hành trồng dặm. Những cây con phát triển trong bầu được đem đi trồng dặm vào các chỗ hạt không lên.


Cách chăm sóc cây Chè Xanh

Sau khi làm cỏ 4 – 5 ngày thì tiến hành bổ sung và tấp tủ cây bằng phân xanh nhằm che nắng cho gốc cây Chè Xanh và góp phần làm tăng lượng mùn cho đất. Khi cây Chè Xanh cao khoảng 50 cm thì bắt đầu cắt ngang cách gốc 20 cm nhằm giúp cho cây đâm thêm nhiều nhánh.

Cách thu hoạch Chè Xanh

Cần thu hoạch những búp Chè Xanh, không bị dị tật, không bị sâu và nên thu hoạch vào buổi sáng sớm là thích hợp nhất để có thể giữ nguyên vẹn được vị ngon của Chè Xanh. Lưu ý, cần loại bỏ những cành, lá già cỗi để giúp cho các cành, chồi non sinh trưởng tốt hơn và tăng năng suất khi thu hoạch.

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

NGUỒN GỐC CÂY CHÈ XANH

Cây Chè Xanh có tên khoa học là Camelia Sineusis, thuộc họTheacae, khí hàn, vị khổ cam, không độc. Chè Xanh cũng là loài cây có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất. Cây có lá xanh quanh năm, cây trồng sau 5 năm bắt đầu cho sản lượng và cho thu hoạch trong vòng 25 năm.



Cây Giống Chè Xanh

Nguồn gốc Cây Chè Xanh

Cây Chè Xanh có nguồn gốc từ vùng Bắc Đông Nam Á cổ đại, trong khu vực mà nay là Bang Assam của Ấn Độ, qua Bắc Miến Điện, Thái Lan, Lào, Việt Nam đến Vân Nam Trung Quốc.

Cây Chè Xanh nguyên thủy được xem là có từ 4-5 nghìn năm trước đây. Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy những dấu tích của lá và Cây Chè hóa thạch ở Phú Thọ.



Nguồn gốc Cây Chè Xanh

Ở Suối Giàng (Văn Chấn, Nghĩa Lộ) có cả một Rừng Chè hoang mấy vạn cây trong đó có ba Cây Chè Cổ Thụ, cao 6-8m, ba người ôm không xuể. Ở Lạng Sơn cũng tìm thấy một Rừng Chè dại, có cây cao tới 18m. Một số nơi ở Nam Trung Quốc có những Cây Chè hoang cao tới 32,12m.


Đặc tính sinh trưởng của Cây Chè Xanh

Dựa vào đặc tính sinh trưởng của Cây Chè Xanh, các nhà thực vật học xác định vùng đất mà Cây Chè Xanh có thể xuất hiện và sinh trưởng tốt phải có những điều kiện là: quanh năm không có sương muối, có mưa đều quanh năm với lượng mưa trung bình khoảng 3000 mm/ năm.

Đặc biệt, địa hình trồng Chè Xanh nằm ở độ cao 500-1000 mm so với mực nước biển, môi trường mát mẻ, không nắng quá hoặc ẩm quá.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

TÌM HIỂU VỀ CÂY CHÈ XANH

Chè Xanh có nhiều tác dụng như giải nhiệt, chữa bệnh… nên được trồng nhiều ở mọi nơi. Nhiều người trồng một vài Cây Chè Xanh trong vườn nhà để được thưởng thức Chè Xanh tươi ngon, sạch. Những nhà vườn chọn trồng Chè Xanh để phát triển kinh tế bởi đây là cây dài ngày, cho năng suất cao, ổn định qua nhiều năm, chỉ một lần trồng cho thu hoạch 30-40 năm.


Cây Chè Xanh

Đặc điểm hình thái Cây Chè Xanh

Cây Chè Xanh có tên khoa học là Camellia Sinensis. Cây có nhiều cành nhánh, thông thường được xén tỉa để thấp hơn 2 mét khi được trồng để lấy lá.

Lá mọc cách, hình trứng trái xoan, mép lá có răng cưa, đầu và đuôi lá nhọn dần. Lá của chè dài từ 4–15 cm và rộng khoảng 2–5 cm. Lá tươi chứa khoảng 4% caffein. Lá non có sắc xanh lục nhạt được thu hoạch để sản xuất chè, lá già thì chuyển sang màu lục sẫm. Hoa chè màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5–4 cm, với 7 – 8 cánh hoa.


Đặc điểm hình thái Cây Chè Xanh

Quả nang hình cầu đường kính từ 2-3 cm, quả có từ 2-4 hạt, vỏ quả hóa gỗ cứng, khi chín có màu nâu sẫm. Mùa ra hoa tháng 9-12, quả chín vào tháng 10-11 năm sau.

Đặc điểm sinh thái Cây Chè Xanh

Đất trồng chè xanh: Chè Xanh là loại Cây Công Nghiệp lâu năm, trồng ở vùng Ttrung Du Bắc Bộ. Đất phải có tầng canh tác từ 80cm trở lên, có kết cấu tơi xốp, có mạch nước ngầm ở dưới mặt đất 100cm. Bà con cần chọn đất lập vườn trồng Chè Xanh gần nguồn nước tưới, đường vận chuyển, độ dốc không quá 25 độ, độ pH của đất từ 4,5 – 5,5.

Giàn che: Giàn cao hay thấp tùy điều kiện sao cho tiện đi lại, chăm sóc, nguyên liệu làm giàn cần chắc chắn, trên che bằng phên nứa hoặc cỏ tế, tiện di chuyển và điều chỉnh ánh sáng.


Đặc điểm sinh thái Cây Chè Xanh

Chọn cành, cắt, cắm hom: thời vụ cắm hom vào tháng 8 – 9 hàng năm. Chọn cành khỏe, không bị bệnh, có đường kính 4 – 6 mm, cắt cành vào sáng sớm hoặc chiều mát, đưa về nơi râm mát, tưới nước giữ ẩm.

Ngày nay Chè Xanh được biến thể để trở thành một loại Cây Cảnh BonSai đẹp dùng trong trang trí, như các loại BonSai khác, Cây Chè BonSai có những thế dáng đặc biệt và được uốn qua nhiều năm ( trung bình từ 10- 20 năm tùy cây)

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

GIÁ TRỊ CỦA CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP – CÂY CHÈ XANH

Chào bạn,

Cây Chè Xanh đã quen thuộc trong đời sống người dân, nhất là với người dân phía Bắc và Tây Nguyên. Cây Chè Xanh có rất nhiều công dụng trong đời sống. Người trồng cắt xén Cây Chè thường xuyên làm cây cao chừng 2 mét để thuận lợi thu hoạch lá non.




 Cây Chè Xanh

Lợi ích của Cây Chè Xanh trong đời sống ?

- Ngày nay Chè Xanh được biến thể để trở thành một loại Cây Cảnh Bonsai Đẹp dùng trong trang trí. Cây Chè Xanh Bonsai có những thế dáng đặc biệt và được uốn qua nhiều năm rất đẹp.

- Người Ấn Độ dùng Cây Chè Xanh nấu nước uống và xoa bóp chữa tê thấp, khi uống cho thêm vài lát gừng và đường.

- Người sử dụng nước Chè Xanh thường xuyên sẽ giảm nguy cơ bị bệnh về tim mạch khi về già. Đồng thời chè xanh còn có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể người.


Cây Giống Chè Xanh tại vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn

- Người Nhật Bản khuyên rằng những người uống 2 – 3 tách Chè Xanh mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 14%. Những người uống ít nhất 4 tách có thể giảm nguy cơ đến 20%, so với những người ít uống Chè Xanh.

- Nước Chè đặc cho vào nước tắm có thể chữa da bị cháy nắng. Ngâm chỗ da bị cháy nắng vào nước đó, mấy phút sau thì lau khô rồi bôi giấm vào sẽ thấy hiệu quả.